[color=darkred]Tôi phụ mọi người trong đoàn xách đồ đạc xuống xe, mang vào nhà bếp chuẩn bị bữa trưa. Vào nhà bếp mọi người nhanh chóng phân chia nhóm làm việc, nhóm phụ trách rửa rau, nhóm có nhiệm vụ làm nước chấm, nhóm đảm nhiệm đổ bánh xèo...
Công việc hoàn tất, cả đoàn cùng nhau xếp từng cái bánh xèo vào cà mên đem đến cho các bệnh nhân. Năm ngoái đến đây tôi được phân công vào khoa dưỡng lão nữ được lắng nghe những tâm sự chân thành của những người bà, người chị đã gần chục năm trời xa lánh cuộc sống ồn ào của thành phố, xa người thân. Lần này tôi được phân công đến khoa tâm thần. Nhiều bạn đi cùng tôi đã bật khóc trước khi vào đây vì sợ.
Tim tôi cũng đập mạnh, tôi cũng hơi lo lắng không biết mình có giữ được bình tĩnh không. Đi qua một vòng tôi đã khóc không phải vì sợ hãi mà thương cho những bệnh nhân phong. Có người đang nằm co ro trong phòng bị khóa chặt cửa, có người tay chân bị xích chặt lại miệng cứ hát, hò lung tung.
Giờ trưa có người tự ăn, có người không ăn được cần người giúp. Tôi xin phép bác sĩ cho tôi đút bánh xèo cho một bệnh nhân phong bị tâm thần, cả chân và tay bị cụt. Buổi trưa hôm đó tôi không ăn được nhiều cơm so với ngày thường dù làm việc cực nhọc và đói rã ruột. Tôi cảm thấy vui vì mình đã làm được điều không tưởng: đút đồ ăn cho bệnh nhân phong bị tâm thần, một chuyện hi hữu tôi chưa bao giờ làm. Tôi vui vì mang đến cho bệnh nhân phong một bữa trưa có hương vị lạ so với các món ăn thường ngày họ ăn.
Tôi vui khi được tâm sự với họ, đồng cảm với họ và hơn hết tôi cùng sinh viên trong đoàn tổ chức trò chơi cho những đứa trẻ là con những bệnh nhân. Tụi nhỏ vô tư nắm chặt tay tôi, chúng khen tôi đẹp, chúng thắc mắc sao tôi sao giống ca sĩ quá! Tôi đến nghĩa trang an táng những bệnh nhân phong, những ngôi mộ cỏ mọc um tùm chưa ai đến thăm, tôi tự tay thắp cho các ngôi mộ từng cây nhang. Để rồi kết thúc một ngày tôi cùng đoàn quay về thành phố, trên xe mỗi người có suy nghĩ riêng.
Tôi ngồi băng ghế sau và bật khóc. Tôi thương họ vừa thiếu thốn tình cảm, lại phải đối mặt với căn bệnh hiểm nghèo khiến họ mất đi bàn tay, bàn chân không thể tự sinh hoạt kèm theo triệu chứng tâm thần. Tôi chứng kiến cảnh một nạn nhân phong không chịu ăn quơ tô bánh xèo đổ, bị người phục vụ đánh thảm thương. Một bữa ăn của họ một ngày chỉ vọn vẹn 8.000 đồng, chưa bằng một tô phở tại khu vực tôi đang ở.
Một ngày họ chỉ ăn hai bữa chính là buổi sáng lúc 10 giờ và buổi chiều lúc 3 giờ, còn buổi tối nhịn đói hoặc ăn mì gói do các nhà hảo tâm mang đến tặng. Tôi đã nghe bác sĩ tại đây chia sẻ "Họ lên cơn đến mức đầu đập vào tường, tường bị tróc vôi nhưng đầu họ không hề bị thương gì hết!".
Tôi có cơ hội đi từ thiện ở nhiều nơi, cứ mỗi nơi tôi đến là những đối tượng khác nhau. Đến đó tôi cảm nhận được hết khó khăn, trở ngại mà nhiều mảnh đời đang gặp phải. Có đi mới cảm nhận được hết muôn mặt của cuộc sống, và tôi tự nhủ phải sống sao có ích cho xã hội. Bởi sống trên đời đâu chỉ cho riêng mình.
Sưu tầm
Công việc hoàn tất, cả đoàn cùng nhau xếp từng cái bánh xèo vào cà mên đem đến cho các bệnh nhân. Năm ngoái đến đây tôi được phân công vào khoa dưỡng lão nữ được lắng nghe những tâm sự chân thành của những người bà, người chị đã gần chục năm trời xa lánh cuộc sống ồn ào của thành phố, xa người thân. Lần này tôi được phân công đến khoa tâm thần. Nhiều bạn đi cùng tôi đã bật khóc trước khi vào đây vì sợ.
Tim tôi cũng đập mạnh, tôi cũng hơi lo lắng không biết mình có giữ được bình tĩnh không. Đi qua một vòng tôi đã khóc không phải vì sợ hãi mà thương cho những bệnh nhân phong. Có người đang nằm co ro trong phòng bị khóa chặt cửa, có người tay chân bị xích chặt lại miệng cứ hát, hò lung tung.
Giờ trưa có người tự ăn, có người không ăn được cần người giúp. Tôi xin phép bác sĩ cho tôi đút bánh xèo cho một bệnh nhân phong bị tâm thần, cả chân và tay bị cụt. Buổi trưa hôm đó tôi không ăn được nhiều cơm so với ngày thường dù làm việc cực nhọc và đói rã ruột. Tôi cảm thấy vui vì mình đã làm được điều không tưởng: đút đồ ăn cho bệnh nhân phong bị tâm thần, một chuyện hi hữu tôi chưa bao giờ làm. Tôi vui vì mang đến cho bệnh nhân phong một bữa trưa có hương vị lạ so với các món ăn thường ngày họ ăn.
Tôi vui khi được tâm sự với họ, đồng cảm với họ và hơn hết tôi cùng sinh viên trong đoàn tổ chức trò chơi cho những đứa trẻ là con những bệnh nhân. Tụi nhỏ vô tư nắm chặt tay tôi, chúng khen tôi đẹp, chúng thắc mắc sao tôi sao giống ca sĩ quá! Tôi đến nghĩa trang an táng những bệnh nhân phong, những ngôi mộ cỏ mọc um tùm chưa ai đến thăm, tôi tự tay thắp cho các ngôi mộ từng cây nhang. Để rồi kết thúc một ngày tôi cùng đoàn quay về thành phố, trên xe mỗi người có suy nghĩ riêng.
Tôi ngồi băng ghế sau và bật khóc. Tôi thương họ vừa thiếu thốn tình cảm, lại phải đối mặt với căn bệnh hiểm nghèo khiến họ mất đi bàn tay, bàn chân không thể tự sinh hoạt kèm theo triệu chứng tâm thần. Tôi chứng kiến cảnh một nạn nhân phong không chịu ăn quơ tô bánh xèo đổ, bị người phục vụ đánh thảm thương. Một bữa ăn của họ một ngày chỉ vọn vẹn 8.000 đồng, chưa bằng một tô phở tại khu vực tôi đang ở.
Một ngày họ chỉ ăn hai bữa chính là buổi sáng lúc 10 giờ và buổi chiều lúc 3 giờ, còn buổi tối nhịn đói hoặc ăn mì gói do các nhà hảo tâm mang đến tặng. Tôi đã nghe bác sĩ tại đây chia sẻ "Họ lên cơn đến mức đầu đập vào tường, tường bị tróc vôi nhưng đầu họ không hề bị thương gì hết!".
Tôi có cơ hội đi từ thiện ở nhiều nơi, cứ mỗi nơi tôi đến là những đối tượng khác nhau. Đến đó tôi cảm nhận được hết khó khăn, trở ngại mà nhiều mảnh đời đang gặp phải. Có đi mới cảm nhận được hết muôn mặt của cuộc sống, và tôi tự nhủ phải sống sao có ích cho xã hội. Bởi sống trên đời đâu chỉ cho riêng mình.
Sưu tầm