"Ba
hoa" khoác lác về bản thân chưa đủ. Nhiều teen rất thích "ba hoa" về
nghề nghiệp bố mẹ mình. Gia đình trung lưu nhưng nhiều teen vẫn cứ nói
khoác lên thành con đại gia, giàu có, xài hàng hiệu, tiền tiêu chẳng
tiếc.
"Ba hoa" để tạo cho bản thân hình tượng “đẹp”
Trước
đây, bệnh "ba hoa" đơn giản chỉ là thói nói dông dài. Biểu hiện là
kiểu nói chuyện hay thuyết trình, giảng giải dài dòng nhưng không nói
đúng vấn đề chính. Thế nhưng ngày nay thói quen ba hoa này còn đi theo
chiều hướng khác. Nhiều teen không chỉ thích dông dài mà qua đó còn để
khoác lác về bản thân.
Ngồi
quán café nhiều giờ liền buôn chuyện, Thành Quân không khỏi gây ấn
tượng cho người khác bởi những câu chuyện li kì như cổ tích của mình.
Nếu ai một vài lần nghe những câu chuyện vô thưởng, vô phạt của anh
chàng này thì còn cảm thấy thú vị. Thế nhưng ngày này qua ngày kia
nghe ba hoa mãi, nhiều người đâm ra xem thường và chẳng còn tin tưởng.
Không
lạ gì khi lúc nào nói chuyện với Thành Quân cũng nghe kể những chiến
tích lừng lẫy của anh chàng. Hay chuyện anh chàng mua thứ hàng hiệu
này, mua món đồ đắt tiền kia. Cái gì khoe được, “nổ” được, kể được thì
anh chàng cũng kể tất. Cả những cái không nên “nổ” mà anh chàng cũng
chẳng ngại "ba hoa".
Điển
hình như chuyện anh chàng khoe gia đình mình là đại gia, có hàng ngàn
hét-ta cao su ở chỗ này chỗ nọ. Hay anh chàng quen toàn với con ông
này, bà nọ, cô người mẫu nọ, chị người mẫu kia. Thế nhưng quen thân
mới biết anh chàng nói 10 thì chỉ có 1. Gia đình Thành Quân cũng thuộc
dạng trung lưu nhưng do học đòi làm sang, và tỏ vẻ nên "ba hoa", khoác
lên lên tận 10.
Nhiều khi đi chơi với bạn bè, Thành Quân chả ngại cứ lúc tính tiền cáo bận việc về trước, hay lại khoác kiểu: “Cái này nhỏ, bọn mày bao tao đi, có gì hôm nào hoành tráng thì tao lo cho”. Thế mà đợi mãi cũng chẳng thấy.
Nhiều
teen có sở thích "ba hoa" không chỉ chuyện bản thân, chuyện gia đình,
chuyện người yêu, học hành. Những gì ba hoa được và gặp ai chịu nghe
chuyện là các bạn ấy có thể ngồi từ sáng đến chiều, để nói những
chuyện chẳng ai tin nổi.
Nổi trội nhất là "ba hoa" nghề nghiệp bố mẹ
Không
chỉ thế, gần đây nhiều teen còn thích ba hoa về nghề nghiệp bố mẹ
mình. Nhiều teen bố mẹ chỉ làm công nhân viên chức bình thường, hay
bố mẹ bán buôn nho nhỏ, nhưng khi gặp bạn bè thì 1 tiếng “nhà tao mở
công ty riêng, bố mẹ tao có một đàn lính”.
Như
cô bạn Thủy Châu (sn1993) rất hay ba hoa kiểu như thế. Trước giờ, bạn
bè luôn biết đến Thủy Châu như một tiểu thư giàu có. Bố mẹ là giám đốc
công ty riêng chuyên buôn bán xuất khẩu
cá. Có lần tan trường, thấy một bác trai chạy chiếc xe Dream cũ đến
đón, quần áo xốc xếch, Thủy Châu bảo rằng đó là ông tài xế nhà mình.
Mãi
đến lúc họp phụ huynh thì một số bạn học cùng mới biết người đàn ông
lếch thếch vẫn hay đi đón Châu chính là bố bạn ấy. Vừa buồn vừa thương
cho ông bố kia vì bị hiểu lầm, lại trách Thủy Châu sao có thể nói bố
mình như vậy. Tìm hiểu thêm thì mới biết cái công ty mà Thủy Châu bảo
của nhà mình là một sạp bán cá nhỏ ngoài chợ của bố mẹ cô nàng. Nhân
viên trong công ty cũng chỉ gồm: bố, mẹ và anh trai cô bạn.
Sau
lần ấy, Thủy Châu chẳng còn dám khoác lác nhiều với bạn bè. Cô bạn
phải tìm riêng đến những bạn biết sự thật để xin lỗi và mong đừng cho
nhiều người khác biết. Nhiều người vừa thương vừa tội. Bởi dù gia đình
và bố mẹ như thế nào cũng vẫn là bố mẹ mình. Ba hoa, khoác lác thì sẽ
chẳng bền lâu. Bởi cái kim trong bọc cũng có ngày lòi ra.
Không
riêng Thủy Châu, nhiều bạn có thói quen thích ba hoa về gia đình. Thậm
chí có bạn còn thích khoe về các chiến tích bạn bè kiểu: “Bạn tao là con ông này bà kia. Nhà bạn tao có mấy chiếc xe hơi, dùng toàn đồ hiệu…” hay đại loại như: “Tao có thằng bạn nhà giàu nhất tỉnh này tỉnh nọ, nó rất quý tao”. Khoe là khoe vậy, chứ đôi khi “người được khoe” còn không nhớ mặt của kẻ khoe.
Những người thích "ba hoa" thường ít bạn thân
Những
người hay "ba hoa" thường tạo ấn tượng cho người mới quen trong những
lần đầu gặp, nhưng lâu dần ba hoa mãi cũng khiến người khác nhàm chán.
Nhất là những người "ba hoa" khoác lác thường hay “khoe quá đà”, khiến
nhiều người mất cảm tình vì tính khoe khoang, khoác lác ấy.
Không
chỉ thế, những người "ba hoa" thường ít bạn thân và bạn bè không nể
trọng. Nếu có đi chung thì âu cũng chỉ là xã giao thông thường hay
nhàn rỗi kiếm người nói chuyện giết thời gian. Bởi chẳng ai có thể tin
người hay nói những điều chẳng biết thật giả, đúng sai thế nào. Và
chẳng ai dại gì yêu người suốt ngày chỉ ba hoa, khoác lác mà không có
thực tài, thực lực.
Giữ
tính "ba hoa", không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại mà còn ảnh
hưởng lâu dài đến tương lai. Trong xã hội, những người chỉ nói hay,
"ba hoa" giỏi thì thường không giữ những vị trí quan trọng. Chỉ có
những người nói được, làm được mới khiến người khác thật sự nể phục.
hoa" khoác lác về bản thân chưa đủ. Nhiều teen rất thích "ba hoa" về
nghề nghiệp bố mẹ mình. Gia đình trung lưu nhưng nhiều teen vẫn cứ nói
khoác lên thành con đại gia, giàu có, xài hàng hiệu, tiền tiêu chẳng
tiếc.
"Ba hoa" để tạo cho bản thân hình tượng “đẹp”
Trước
đây, bệnh "ba hoa" đơn giản chỉ là thói nói dông dài. Biểu hiện là
kiểu nói chuyện hay thuyết trình, giảng giải dài dòng nhưng không nói
đúng vấn đề chính. Thế nhưng ngày nay thói quen ba hoa này còn đi theo
chiều hướng khác. Nhiều teen không chỉ thích dông dài mà qua đó còn để
khoác lác về bản thân.
Ngồi
quán café nhiều giờ liền buôn chuyện, Thành Quân không khỏi gây ấn
tượng cho người khác bởi những câu chuyện li kì như cổ tích của mình.
Nếu ai một vài lần nghe những câu chuyện vô thưởng, vô phạt của anh
chàng này thì còn cảm thấy thú vị. Thế nhưng ngày này qua ngày kia
nghe ba hoa mãi, nhiều người đâm ra xem thường và chẳng còn tin tưởng.
Không
lạ gì khi lúc nào nói chuyện với Thành Quân cũng nghe kể những chiến
tích lừng lẫy của anh chàng. Hay chuyện anh chàng mua thứ hàng hiệu
này, mua món đồ đắt tiền kia. Cái gì khoe được, “nổ” được, kể được thì
anh chàng cũng kể tất. Cả những cái không nên “nổ” mà anh chàng cũng
chẳng ngại "ba hoa".
Điển
hình như chuyện anh chàng khoe gia đình mình là đại gia, có hàng ngàn
hét-ta cao su ở chỗ này chỗ nọ. Hay anh chàng quen toàn với con ông
này, bà nọ, cô người mẫu nọ, chị người mẫu kia. Thế nhưng quen thân
mới biết anh chàng nói 10 thì chỉ có 1. Gia đình Thành Quân cũng thuộc
dạng trung lưu nhưng do học đòi làm sang, và tỏ vẻ nên "ba hoa", khoác
lên lên tận 10.
Nhiều khi đi chơi với bạn bè, Thành Quân chả ngại cứ lúc tính tiền cáo bận việc về trước, hay lại khoác kiểu: “Cái này nhỏ, bọn mày bao tao đi, có gì hôm nào hoành tráng thì tao lo cho”. Thế mà đợi mãi cũng chẳng thấy.
Nhiều
teen có sở thích "ba hoa" không chỉ chuyện bản thân, chuyện gia đình,
chuyện người yêu, học hành. Những gì ba hoa được và gặp ai chịu nghe
chuyện là các bạn ấy có thể ngồi từ sáng đến chiều, để nói những
chuyện chẳng ai tin nổi.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Nổi trội nhất là "ba hoa" nghề nghiệp bố mẹ
Không
chỉ thế, gần đây nhiều teen còn thích ba hoa về nghề nghiệp bố mẹ
mình. Nhiều teen bố mẹ chỉ làm công nhân viên chức bình thường, hay
bố mẹ bán buôn nho nhỏ, nhưng khi gặp bạn bè thì 1 tiếng “nhà tao mở
công ty riêng, bố mẹ tao có một đàn lính”.
Như
cô bạn Thủy Châu (sn1993) rất hay ba hoa kiểu như thế. Trước giờ, bạn
bè luôn biết đến Thủy Châu như một tiểu thư giàu có. Bố mẹ là giám đốc
công ty riêng chuyên buôn bán xuất khẩu
cá. Có lần tan trường, thấy một bác trai chạy chiếc xe Dream cũ đến
đón, quần áo xốc xếch, Thủy Châu bảo rằng đó là ông tài xế nhà mình.
Mãi
đến lúc họp phụ huynh thì một số bạn học cùng mới biết người đàn ông
lếch thếch vẫn hay đi đón Châu chính là bố bạn ấy. Vừa buồn vừa thương
cho ông bố kia vì bị hiểu lầm, lại trách Thủy Châu sao có thể nói bố
mình như vậy. Tìm hiểu thêm thì mới biết cái công ty mà Thủy Châu bảo
của nhà mình là một sạp bán cá nhỏ ngoài chợ của bố mẹ cô nàng. Nhân
viên trong công ty cũng chỉ gồm: bố, mẹ và anh trai cô bạn.
Sau
lần ấy, Thủy Châu chẳng còn dám khoác lác nhiều với bạn bè. Cô bạn
phải tìm riêng đến những bạn biết sự thật để xin lỗi và mong đừng cho
nhiều người khác biết. Nhiều người vừa thương vừa tội. Bởi dù gia đình
và bố mẹ như thế nào cũng vẫn là bố mẹ mình. Ba hoa, khoác lác thì sẽ
chẳng bền lâu. Bởi cái kim trong bọc cũng có ngày lòi ra.
Không
riêng Thủy Châu, nhiều bạn có thói quen thích ba hoa về gia đình. Thậm
chí có bạn còn thích khoe về các chiến tích bạn bè kiểu: “Bạn tao là con ông này bà kia. Nhà bạn tao có mấy chiếc xe hơi, dùng toàn đồ hiệu…” hay đại loại như: “Tao có thằng bạn nhà giàu nhất tỉnh này tỉnh nọ, nó rất quý tao”. Khoe là khoe vậy, chứ đôi khi “người được khoe” còn không nhớ mặt của kẻ khoe.
Những người thích "ba hoa" thường ít bạn thân
Những
người hay "ba hoa" thường tạo ấn tượng cho người mới quen trong những
lần đầu gặp, nhưng lâu dần ba hoa mãi cũng khiến người khác nhàm chán.
Nhất là những người "ba hoa" khoác lác thường hay “khoe quá đà”, khiến
nhiều người mất cảm tình vì tính khoe khoang, khoác lác ấy.
Không
chỉ thế, những người "ba hoa" thường ít bạn thân và bạn bè không nể
trọng. Nếu có đi chung thì âu cũng chỉ là xã giao thông thường hay
nhàn rỗi kiếm người nói chuyện giết thời gian. Bởi chẳng ai có thể tin
người hay nói những điều chẳng biết thật giả, đúng sai thế nào. Và
chẳng ai dại gì yêu người suốt ngày chỉ ba hoa, khoác lác mà không có
thực tài, thực lực.
Giữ
tính "ba hoa", không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại mà còn ảnh
hưởng lâu dài đến tương lai. Trong xã hội, những người chỉ nói hay,
"ba hoa" giỏi thì thường không giữ những vị trí quan trọng. Chỉ có
những người nói được, làm được mới khiến người khác thật sự nể phục.