Tôi
chỉ muốn học! Học để hiểu, để biết và để đối mặt với cuộc sống thật
ngoài kia chứ không phải cái mớ lý thuyết suông trên sách vở, để đối
phó với các kì thi.
Học
để làm gì? Nhiều lúc ngồi mà ngẫm câu hỏi đó thấy thật buồn. Tôi là
một người ở thế hệ 9x, cái thế hệ mà nhiều người bảo là quan trọng đối
với tương lai của đất nước.
Chúng
tôi là những người đầu tiên trải qua chương trình cải cách của Bộ
GDĐT. Việc học của tôi ở mức khá giỏi nhưng từ khi bắt đầu lên lớp 12,
mọi chuyện trở nên khác đi. Trong đầu tôi bắt đầu xuất hiện một suy
nghĩ, tôi tự hỏi: “Học để làm gì? Phải chăng để trở thành một nhà bác học? Hay là học theo đúng nghĩa của nó là để hiểu, để biết và quan trọng nhất là để sống?”.
Ở
trường, thầy cô bảo phải học, học và phải... học hết sức để mà thi rồi
lấy cái bằng ĐH ra trường là ổn. Về nhà, bố mẹ bảo phải cố gắng học,
học… thật nhiều vào để đạt điểm cao trong các kì thi và đặc biệt là kì
thi ĐH. Tôi cảm thấy thật sự chán nản, không phải vì tôi không thể học
giỏi nhưng đơn giản là vì tôi không thích “học để thành một bác học”.
Tôi
chỉ muốn học! Học để hiểu, để biết và để đối mặt với cuộc sống thật
ngoài kia chứ không phải cái mớ lý thuyết suông trên sách vở, để đối
phó với các kì thi. Có bao giờ các bạn tự hỏi những mớ kiến thức mà
các bạn học ở trường nào là toán, lý, hóa, những tính toán thật sự cao
cấp sẽ được xài bao nhiêu % vào cuộc đời bạn? Tôi không nói không cần
phải học những thứ đó. Ừ thì vẫn học nhưng có cần đặt nặng quá không?
Hay là chỉ cần học để hiểu biết thêm, còn ai đam mê muốn chuyên sâu
hơn thì có thể đào tạo nâng cao cho họ.
Học
là phải có đam mê, ai đam mê và yêu thích ngành gì thì đào tạo chuyên
sâu về ngành đó, có nhất thiết phải ôm đồm đủ loại kiến thức như thế
không? Tôi lấy một ví dụ, tôi thích học công nghệ thông tin, thế thì
môn tôi cần đào tạo chuyên sâu là toán và tin. Thế nhưng, ngay từ
những năm phổ thông, để đeo đuổi cái giấc mơ của mình tôi phải học nào
là Lý, Hóa nặng nề và đặt nặng thi cử các môn này. Tôi tự hỏi sau này
ra đời tôi làm gì với cái mớ kiến thức Hóa, Lý mà tôi buộc phải học
thật nặng nề đấy? Hay là để nó phai theo thời gian và chỉ còn nhớ đến
những điều cơ bản nhất.
Tôi
đảm bảo hơn 2/3 các doanh nhân, bác sĩ,… hiện nay nếu bạn hỏi họ về
những kiến thức từng học, họ nhớ được bao nhiêu? Xin thưa không nhớ gì
cả, nhưng khi bạn hỏi về chuyên môn họ sẽ đáp răm rắp. Đơn giản là vì
đối với họ, những gì đã học qua rồi cũng sẽ quên, cái gì gắn liền với
cuộc sống hàng ngày với họ thì mới nhớ mãi được. Tương tự, tôi có một
vài người bạn học ĐH, nếu như tôi đến và hỏi họ về các kiến thức phổ
thông, họ cũng chẳng nhớ được quá 50% (trừ trường hợp làm gia sư) mặc
dù mới học đây.
Thế
tôi tự hỏi có phải ngay từ đầu nên giáo dục định hướng trước hay là ôm
đồm quá nhiều khiến mọi thứ trở nên quá nặng nề? Tôi hiểu các bác, các
chú đi trước đều muốn chúng tôi có thể đuổi kịp thế giới nên cái gì
cũng ôm đồm cho lớp trẻ chúng tôi, nhưng nếu cứ thế này, tôi thấy chỉ
thụt lùi mà thôi. Các anh chị đi trước mà tôi biết đã tốt nghiệp ĐH,
khi ra trường họ rất vất vả vì những gì họ được học ở trường khác quá
xa thực tế mặc dù có thể họ học rất giỏi. Thế giới thì ngày một thay
đổi còn những gì họ học thì mãi chỉ nằm trên trang sách mà thôi.
Tôi
không nói là không học mà tôi muốn nói ở đây là sẽ học để hiểu, để
biết và để sống chứ có cần đặt quá nặng nề như hình thức thi cử tất cả
các môn đã học như hiện nay không?
Những
bạn bảo tôi là cứ học hết đi! Thế tôi hỏi bạn sẽ nhớ được bao nhiêu
thứ mà bạn buộc phải nhét vào đầu khi đi thi để vận dụng lại khi mà
bạn không làm nghề liên qua đến nó.
Hãy
thử đi hỏi những người thành công và giàu có trên thế giới này xem cái
gì khiến họ thành công như vậy, phải chăng là học tập ở trường? Thưa
không, kinh nghiệm trường đời đã dạy họ những gì mà trường học không
dạy. Đó mới là cốt yếu, tôi luôn có một ao ước là hãy dạy chúng tôi
những gì cần thiết hơn để đối mặt với thực tế kia.
Tôi
nghe một người thầy đã từng trải của tôi nói rằng, ngày xưa khi thầy
gặp một người bạn và nói là học ĐH. Người đó nói với thầy rằng: "Học ĐH à? Học ĐH cũng chỉ để làm mướn mà thôi". Tôi nghe mà cảm thấy xấu hổ. Chúng ta ngày nay học quá nhiều nhưng một sự thật phũ phàng là ta chẳng bằng ai.
Nhiều
người bảo là phải học thật giỏi thì mới có nhiều tiền. Tôi thì nghĩ
khác. Anh "học" giỏi không có nghĩa là anh có tài năng, tôi "học"
không giỏi (chứ không phải là học dở) nhưng tôi là người có tài năng.
Vì tài năng là cái có thể phát huy ra cuộc sống, còn anh chỉ học giỏi
lý thuyết thôi.
Và
chính vì những kẻ luôn cho rằng mình hiểu được câu hỏi học để làm gì
nên có những môn học chỉ có 1 tiết và đọc chép bài. Ô hay chúng ta
đang dạy một thế hệ của đất nước bằng cách đọc chép đấy!
Khi chia sẻ những điều này, tôi đang mong chờ một cuộc nói chuyện thật thằng thắn về cái vấn đề của cả thế hệ chúng tôi.
chỉ muốn học! Học để hiểu, để biết và để đối mặt với cuộc sống thật
ngoài kia chứ không phải cái mớ lý thuyết suông trên sách vở, để đối
phó với các kì thi.
Học
để làm gì? Nhiều lúc ngồi mà ngẫm câu hỏi đó thấy thật buồn. Tôi là
một người ở thế hệ 9x, cái thế hệ mà nhiều người bảo là quan trọng đối
với tương lai của đất nước.
Chúng
tôi là những người đầu tiên trải qua chương trình cải cách của Bộ
GDĐT. Việc học của tôi ở mức khá giỏi nhưng từ khi bắt đầu lên lớp 12,
mọi chuyện trở nên khác đi. Trong đầu tôi bắt đầu xuất hiện một suy
nghĩ, tôi tự hỏi: “Học để làm gì? Phải chăng để trở thành một nhà bác học? Hay là học theo đúng nghĩa của nó là để hiểu, để biết và quan trọng nhất là để sống?”.
Ở
trường, thầy cô bảo phải học, học và phải... học hết sức để mà thi rồi
lấy cái bằng ĐH ra trường là ổn. Về nhà, bố mẹ bảo phải cố gắng học,
học… thật nhiều vào để đạt điểm cao trong các kì thi và đặc biệt là kì
thi ĐH. Tôi cảm thấy thật sự chán nản, không phải vì tôi không thể học
giỏi nhưng đơn giản là vì tôi không thích “học để thành một bác học”.
Tôi
chỉ muốn học! Học để hiểu, để biết và để đối mặt với cuộc sống thật
ngoài kia chứ không phải cái mớ lý thuyết suông trên sách vở, để đối
phó với các kì thi. Có bao giờ các bạn tự hỏi những mớ kiến thức mà
các bạn học ở trường nào là toán, lý, hóa, những tính toán thật sự cao
cấp sẽ được xài bao nhiêu % vào cuộc đời bạn? Tôi không nói không cần
phải học những thứ đó. Ừ thì vẫn học nhưng có cần đặt nặng quá không?
Hay là chỉ cần học để hiểu biết thêm, còn ai đam mê muốn chuyên sâu
hơn thì có thể đào tạo nâng cao cho họ.
[You must be registered and logged in to see this image.]
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Học
là phải có đam mê, ai đam mê và yêu thích ngành gì thì đào tạo chuyên
sâu về ngành đó, có nhất thiết phải ôm đồm đủ loại kiến thức như thế
không? Tôi lấy một ví dụ, tôi thích học công nghệ thông tin, thế thì
môn tôi cần đào tạo chuyên sâu là toán và tin. Thế nhưng, ngay từ
những năm phổ thông, để đeo đuổi cái giấc mơ của mình tôi phải học nào
là Lý, Hóa nặng nề và đặt nặng thi cử các môn này. Tôi tự hỏi sau này
ra đời tôi làm gì với cái mớ kiến thức Hóa, Lý mà tôi buộc phải học
thật nặng nề đấy? Hay là để nó phai theo thời gian và chỉ còn nhớ đến
những điều cơ bản nhất.
Tôi
đảm bảo hơn 2/3 các doanh nhân, bác sĩ,… hiện nay nếu bạn hỏi họ về
những kiến thức từng học, họ nhớ được bao nhiêu? Xin thưa không nhớ gì
cả, nhưng khi bạn hỏi về chuyên môn họ sẽ đáp răm rắp. Đơn giản là vì
đối với họ, những gì đã học qua rồi cũng sẽ quên, cái gì gắn liền với
cuộc sống hàng ngày với họ thì mới nhớ mãi được. Tương tự, tôi có một
vài người bạn học ĐH, nếu như tôi đến và hỏi họ về các kiến thức phổ
thông, họ cũng chẳng nhớ được quá 50% (trừ trường hợp làm gia sư) mặc
dù mới học đây.
Thế
tôi tự hỏi có phải ngay từ đầu nên giáo dục định hướng trước hay là ôm
đồm quá nhiều khiến mọi thứ trở nên quá nặng nề? Tôi hiểu các bác, các
chú đi trước đều muốn chúng tôi có thể đuổi kịp thế giới nên cái gì
cũng ôm đồm cho lớp trẻ chúng tôi, nhưng nếu cứ thế này, tôi thấy chỉ
thụt lùi mà thôi. Các anh chị đi trước mà tôi biết đã tốt nghiệp ĐH,
khi ra trường họ rất vất vả vì những gì họ được học ở trường khác quá
xa thực tế mặc dù có thể họ học rất giỏi. Thế giới thì ngày một thay
đổi còn những gì họ học thì mãi chỉ nằm trên trang sách mà thôi.
Tôi
không nói là không học mà tôi muốn nói ở đây là sẽ học để hiểu, để
biết và để sống chứ có cần đặt quá nặng nề như hình thức thi cử tất cả
các môn đã học như hiện nay không?
Những
bạn bảo tôi là cứ học hết đi! Thế tôi hỏi bạn sẽ nhớ được bao nhiêu
thứ mà bạn buộc phải nhét vào đầu khi đi thi để vận dụng lại khi mà
bạn không làm nghề liên qua đến nó.
Hãy
thử đi hỏi những người thành công và giàu có trên thế giới này xem cái
gì khiến họ thành công như vậy, phải chăng là học tập ở trường? Thưa
không, kinh nghiệm trường đời đã dạy họ những gì mà trường học không
dạy. Đó mới là cốt yếu, tôi luôn có một ao ước là hãy dạy chúng tôi
những gì cần thiết hơn để đối mặt với thực tế kia.
Tôi
nghe một người thầy đã từng trải của tôi nói rằng, ngày xưa khi thầy
gặp một người bạn và nói là học ĐH. Người đó nói với thầy rằng: "Học ĐH à? Học ĐH cũng chỉ để làm mướn mà thôi". Tôi nghe mà cảm thấy xấu hổ. Chúng ta ngày nay học quá nhiều nhưng một sự thật phũ phàng là ta chẳng bằng ai.
Nhiều
người bảo là phải học thật giỏi thì mới có nhiều tiền. Tôi thì nghĩ
khác. Anh "học" giỏi không có nghĩa là anh có tài năng, tôi "học"
không giỏi (chứ không phải là học dở) nhưng tôi là người có tài năng.
Vì tài năng là cái có thể phát huy ra cuộc sống, còn anh chỉ học giỏi
lý thuyết thôi.
Và
chính vì những kẻ luôn cho rằng mình hiểu được câu hỏi học để làm gì
nên có những môn học chỉ có 1 tiết và đọc chép bài. Ô hay chúng ta
đang dạy một thế hệ của đất nước bằng cách đọc chép đấy!
Khi chia sẻ những điều này, tôi đang mong chờ một cuộc nói chuyện thật thằng thắn về cái vấn đề của cả thế hệ chúng tôi.