TT - Sành điệu không hẳn cứ phải hàng hiệu. Hiện giới
trẻ Sài thành đang dấy lên phong trào sành điệu theo kiểu 3Đ, nghĩa là
“đẹp - độc - được”! Và cách chơi này đang cuốn hút giới trẻ.
>> [You must be registered and logged in to see this link.]
Thích sáng tạo là làm được
3Đ, theo giải thích của Nam Hưng - nhân viên công nghệ
thông tin của một công ty kinh doanh máy tính ở quận 1, là: “Đồ phải
đẹp, không đụng hàng và giá cả không được phép đắt tiền quá. Chơi hàng
3Đ là phải biết sử dụng nhiều kỹ năng của mình, từ mắt thẩm mỹ, khả
năng sáng tạo đến việc xài tiền hợp lý”.
Có 1.001 cách để bạn có thể trở thành một tay chơi 3Đ.
Chẳng hạn, đó là cách sáng tạo những vật dụng thông thường trong đời
sống hằng ngày. Ví dụ, có thể làm cuốn lịch để bàn rất cá tính từ giấy,
gỗ vụn và những vỏ ốc, vỏ sò trong kỳ đi biển đến vòng đeo cổ, vòng đeo
tay độc đáo bằng những chất liệu nào đó xung quanh bạn, gỗ chẳng hạn.
Thanh Trúc, giám đốc sáng tạo của Công ty thời trang Laiceps, cho biết:
“Khi thực hiện những sản phẩm dùng trong đời sống hằng ngày cho mình và
bạn bè, tôi cảm thấy rất vui vẻ và thích thú. Có những món đồ thủ công
rất đắt tiền nhưng mình hoàn toàn có thể làm được, chỉ cần một chút
khéo tay”.
Ngọc Hằng, học sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu (Hóc
Môn, TP.HCM), chia sẻ: “Cái nào không biết làm thì mình có thể lên mạng
tìm kiếm hướng dẫn. Các trang web như afamily, xinh xinh... đều có bài
hướng dẫn cách làm những vật dụng trang trí, sửa đồ cũ thành đồ độc.
Mình có cái túi xách làm từ quần jean cũ. Bạn bè mình ai cũng thích vì
nó lạ”.
Một cách chơi có đẳng cấp
Xu hướng 3Đ còn thể hiện ở việc hiện nay không ít
người trẻ thuộc giới văn phòng, học sinh, sinh viên thích săn lùng “đồ
si hàng thấp” (loại bán ở chợ, bán đổ đống, không phải hàng tuyển và
vào các cửa hàng lớn). Đồ si loại này thường ít đẹp, kích cỡ rất to quá
hay bé quá, nhưng nếu khéo chọn rồi sáng tạo thêm, may lại hoặc bóp
eo... cũng có những sản phẩm đúng nghĩa 3Đ. Bạn Thanh Hà, một giáo viên
dạy trẻ tự kỷ, ngoài việc đi dạy còn kinh doanh đồ si chỉ vì khoái đồ
“độc”: “Đồ si vốn đã “độc” rồi, nhưng tụi mình còn làm cho nó “độc” hơn
bằng cách thêm ren, nút, thêu hoa... Coi như cả đồ chính hãng cũng
không “độc” được như vậy”.
Những bạn gái 3Đ thời nay không chỉ biết đồ công nghệ
cao mà còn biết cả thêu thùa, may vá. Những cô nàng 3Đ khoái thêu đã tụ
họp với nhau trên trang web hoitheuthua.net và chia sẻ nhau những bí
quyết thêu đẹp.
Thị
Trần, một phóng viên đời cuối 7X - người hâm mộ hội thêu thùa này, chia
sẻ: “Đồ thêu có nét duyên dáng riêng. Mình có thể mua vải về may, sau
đó chịu khó bỏ thời gian thêu thùa là có một bộ đồ đẹp và “độc”, giá cả
lại phải chăng. Một bộ đồ công sở của mình thường có giá thành khoảng
200.000 đồng nhưng mọi người đều thích vì đẹp và lạ”.
Các thành viên hội 3Đ nữ thường thích tự may, tự
thêu. Còn nếu không có khiếu thì mua đồ chợ về rồi đính kết cườm, thay
đổi nút. Có những bạn tự làm thắt lưng bằng vải, với những phụ liệu mua
ở chợ. Thị Trần thường có những chiếc thắt lưng bằng vải cùng màu với
đầm cô mặc mà vẫn rất riêng, không đụng hàng những thắt lưng do các nhà
may làm sẵn: “Bạn cứ ra chợ Tân Bình, khu bán phụ liệu may mặc. Tha hồ
cho bạn thỏa sức sáng tạo” - Thị Trần nói.
Ngoài nhóm thêu thùa may vá còn có nhóm 3Đ khác, đông
đúc hơn và đang “làm mưa làm gió” trong giới trẻ 8X, 9X. Đó là xu hướng
sáng tạo áo thun theo cá tính.
Bạn Trần Thúy Quỳnh, stylist (người tạo phong cách)
trẻ của một công ty thời trang về áo thun, hào hứng: “Đầu tiên chọn
hình của mình hoặc hình hoạt hình hay bất cứ cái gì mình thích, rồi
scan gửi đến mấy chỗ in áo để họ in. Mình hay in ở công ty trên đường
Lê Văn Sĩ vì chỗ đó có máy in polyprint, in trực tiếp lên áo. Ngoài ra
cũng có thể mua màu về vẽ, nhưng nếu không tự tin vào trình độ hội họa
thì nên nói rõ ý tưởng rồi nhờ họa sĩ vẽ. Tự in cũng tốt nhưng sẽ không
bền”.
Bạn Nguyễn Phương Nam, giám đốc Công ty Aothun.vn, kể:
“Nhiều bạn trẻ đến nhờ chúng tôi in những câu nói ngang ngược, chúng
tôi từ chối thì các bạn phản đối. Tôi là người ủng hộ xu hướng 3Đ: đẹp
- “độc” nhưng phải “được”. Được ở đây là giá cả vừa phải, là được trong
mắt người khác, được theo chuẩn mực xã hội. Sáng tạo nhưng phải có văn
hóa và chuẩn mực để chứng tỏ mình là công dân trẻ, văn minh của xã hội
hiện đại”.
trẻ Sài thành đang dấy lên phong trào sành điệu theo kiểu 3Đ, nghĩa là
“đẹp - độc - được”! Và cách chơi này đang cuốn hút giới trẻ.
[You must be registered and logged in to see this image.] |
Một nhóm bạn tự thiết kế áo thun kiểu 3Đ, sành điệu và cá tính -Ảnh: An Lam |
>> [You must be registered and logged in to see this link.]
Thích sáng tạo là làm được
3Đ, theo giải thích của Nam Hưng - nhân viên công nghệ
thông tin của một công ty kinh doanh máy tính ở quận 1, là: “Đồ phải
đẹp, không đụng hàng và giá cả không được phép đắt tiền quá. Chơi hàng
3Đ là phải biết sử dụng nhiều kỹ năng của mình, từ mắt thẩm mỹ, khả
năng sáng tạo đến việc xài tiền hợp lý”.
Có 1.001 cách để bạn có thể trở thành một tay chơi 3Đ.
Chẳng hạn, đó là cách sáng tạo những vật dụng thông thường trong đời
sống hằng ngày. Ví dụ, có thể làm cuốn lịch để bàn rất cá tính từ giấy,
gỗ vụn và những vỏ ốc, vỏ sò trong kỳ đi biển đến vòng đeo cổ, vòng đeo
tay độc đáo bằng những chất liệu nào đó xung quanh bạn, gỗ chẳng hạn.
Thanh Trúc, giám đốc sáng tạo của Công ty thời trang Laiceps, cho biết:
“Khi thực hiện những sản phẩm dùng trong đời sống hằng ngày cho mình và
bạn bè, tôi cảm thấy rất vui vẻ và thích thú. Có những món đồ thủ công
rất đắt tiền nhưng mình hoàn toàn có thể làm được, chỉ cần một chút
khéo tay”.
Ngọc Hằng, học sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu (Hóc
Môn, TP.HCM), chia sẻ: “Cái nào không biết làm thì mình có thể lên mạng
tìm kiếm hướng dẫn. Các trang web như afamily, xinh xinh... đều có bài
hướng dẫn cách làm những vật dụng trang trí, sửa đồ cũ thành đồ độc.
Mình có cái túi xách làm từ quần jean cũ. Bạn bè mình ai cũng thích vì
nó lạ”.
Một cách chơi có đẳng cấp
Xu hướng 3Đ còn thể hiện ở việc hiện nay không ít
người trẻ thuộc giới văn phòng, học sinh, sinh viên thích săn lùng “đồ
si hàng thấp” (loại bán ở chợ, bán đổ đống, không phải hàng tuyển và
vào các cửa hàng lớn). Đồ si loại này thường ít đẹp, kích cỡ rất to quá
hay bé quá, nhưng nếu khéo chọn rồi sáng tạo thêm, may lại hoặc bóp
eo... cũng có những sản phẩm đúng nghĩa 3Đ. Bạn Thanh Hà, một giáo viên
dạy trẻ tự kỷ, ngoài việc đi dạy còn kinh doanh đồ si chỉ vì khoái đồ
“độc”: “Đồ si vốn đã “độc” rồi, nhưng tụi mình còn làm cho nó “độc” hơn
bằng cách thêm ren, nút, thêu hoa... Coi như cả đồ chính hãng cũng
không “độc” được như vậy”.
Những bạn gái 3Đ thời nay không chỉ biết đồ công nghệ
cao mà còn biết cả thêu thùa, may vá. Những cô nàng 3Đ khoái thêu đã tụ
họp với nhau trên trang web hoitheuthua.net và chia sẻ nhau những bí
quyết thêu đẹp.
Cổ vũ sự sáng tạo cá nhân Trên mạng, các bạn trẻ thuộc trường phái 3Đ rất hào hứng với phong trào đồng phục mẹ con, đồng phục người yêu: người này mặc áo có hình người kia hoặc cả nhà mặc áo in hình cả gia đình đang vui vẻ, hài hước rồi cùng đi chơi với nhau... Đánh giá về xu hướng 3Đ này, những người trong hội 3Đ lẫn ngoài hội đều thấy đó là một xu hướng tích cực. Nó hướng người trẻ về những giá trị thực, về sự sáng tạo và không chạy theo lối sống tiêu thụ xa hoa. |
Trần, một phóng viên đời cuối 7X - người hâm mộ hội thêu thùa này, chia
sẻ: “Đồ thêu có nét duyên dáng riêng. Mình có thể mua vải về may, sau
đó chịu khó bỏ thời gian thêu thùa là có một bộ đồ đẹp và “độc”, giá cả
lại phải chăng. Một bộ đồ công sở của mình thường có giá thành khoảng
200.000 đồng nhưng mọi người đều thích vì đẹp và lạ”.
Các thành viên hội 3Đ nữ thường thích tự may, tự
thêu. Còn nếu không có khiếu thì mua đồ chợ về rồi đính kết cườm, thay
đổi nút. Có những bạn tự làm thắt lưng bằng vải, với những phụ liệu mua
ở chợ. Thị Trần thường có những chiếc thắt lưng bằng vải cùng màu với
đầm cô mặc mà vẫn rất riêng, không đụng hàng những thắt lưng do các nhà
may làm sẵn: “Bạn cứ ra chợ Tân Bình, khu bán phụ liệu may mặc. Tha hồ
cho bạn thỏa sức sáng tạo” - Thị Trần nói.
Ngoài nhóm thêu thùa may vá còn có nhóm 3Đ khác, đông
đúc hơn và đang “làm mưa làm gió” trong giới trẻ 8X, 9X. Đó là xu hướng
sáng tạo áo thun theo cá tính.
Bạn Trần Thúy Quỳnh, stylist (người tạo phong cách)
trẻ của một công ty thời trang về áo thun, hào hứng: “Đầu tiên chọn
hình của mình hoặc hình hoạt hình hay bất cứ cái gì mình thích, rồi
scan gửi đến mấy chỗ in áo để họ in. Mình hay in ở công ty trên đường
Lê Văn Sĩ vì chỗ đó có máy in polyprint, in trực tiếp lên áo. Ngoài ra
cũng có thể mua màu về vẽ, nhưng nếu không tự tin vào trình độ hội họa
thì nên nói rõ ý tưởng rồi nhờ họa sĩ vẽ. Tự in cũng tốt nhưng sẽ không
bền”.
Bạn Nguyễn Phương Nam, giám đốc Công ty Aothun.vn, kể:
“Nhiều bạn trẻ đến nhờ chúng tôi in những câu nói ngang ngược, chúng
tôi từ chối thì các bạn phản đối. Tôi là người ủng hộ xu hướng 3Đ: đẹp
- “độc” nhưng phải “được”. Được ở đây là giá cả vừa phải, là được trong
mắt người khác, được theo chuẩn mực xã hội. Sáng tạo nhưng phải có văn
hóa và chuẩn mực để chứng tỏ mình là công dân trẻ, văn minh của xã hội
hiện đại”.