I - Các khái niệm cơ bản:
1) Định nghĩa: Nhậu nhẹt là một sự việc, hành động được thực hiện bằng cách cho các dung dịch..
..có chứa cồn như rượu, bia ,... vào bao tử sau đó cho tiếp thêm một ít thức ăn (gọi là mồi) có thể ít ..hoặc nhiều hoặc không có .
Phân loại: hiện nay người ta đã tìm ra được 4 loại người:
- Người không biết nhậu.
- Người biết nhậu
- Người biết nhậu mà không thèm hoặc không dám nhậu (vì lý do nào đó ( )
- Người không biết nhậu mà bày đặt bon chen nhậu.
2) Các định lý:
- Có hai cách nhậu phổ biến hiện nay là nhậu xoay tua và cụng ly.
- Nhậu nhẹt có điều kiện cần là rượu hoặc bia. Điều kiện đủ là mồi.
- Có thể nhậu một mình hoặc nhiều người. Người nhậu chung được gọi là bạn nhậu hay chiến hữu.
3) Định luật:
a.Định luật 1 Nhậu nhẹt: Khi một ly rượu hay bia tác động vào một ly rượu hay bia khác sẽ sinh ra va chạm, một ly có thể tác động vào một hay nhiều ly và ngược lại. Sự va chạm này sẽ được
cộng hưởng bằng sóng âm cao tầng : "1...2...3... Dzô".
b.Định luật 2 Nhậu nhẹt: Trong một bàn nhậu rượu bia và mồi không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà chui dần dần vào bao tử người này hoặc người khác, có thể được ói trở lại ngay tại
bàn nhậu hoặc trong toi-lét.
4) Hệ quả:
- Nhậu thì sẽ bị xĩn.
- Xĩn quá thì có thể gây ra nhiều hệ quả "không đáng kể" khác.
5) Chứng minh: Từ trên ta có, từ đó suy ra, ta dễ dàng thấy và chứng minh được nên không cần
chứng minh ---> kết thúc chứng minh.
II - Hiện trạng, tính pháp lý và nguyên nhân:
1) Hiện trạng: Nhậu nhẹt là một hiện tượng mang tính phổ biến (ta có thể thấy hầu khắp nơi) và..
...mang tính tổ chức cao (thể hiện rõ trong một bàn nhậu, mỗi cá nhân đều là một mắc-xích quan trọng).Khi một người "giữa đường gãy gánh" sẽ ảnh hưởng rất rõ đến lượng mồi và lượng bia rượu của những người khác.
2) Tính pháp lý: nhậu nhẹt là một sự việc, một hiện tượng, một hành động không vi phạm pháp luật nên anh em, pà kon cô bác cứ vô tư (sau một thời gian nghiên cứu tìm hiểu qua các bộ luật: hình sự, dân sự, tố tụng hình sự, ..... nghĩa vụ quân sự, không tìm thấy chi tiết nào đáng kể về việc cấm nhậu dưới mọi hình thức).
3) Nguyên nhân: vui nhậu, buồn nhậu, chán cũng nhậu, nói chung lúc nào thích nhậu thì nhậu, nên nguyên nhân là không thể xác định chính xác được.
III - Phương trình toán lý và phương trình cân bằng tài chính:
1) Phương trình toán lý:
a) Công thức BIA:
- Gọi v là tổng lượng bia có trên bàn nhậu (lít)
- Gọi s là khoảng cách thời gian giữa 2 lần cụng ly (giây)
- Gọi n là tỷ lệ % trung bình khi uống (100% là dzô 100 phần 100)
- Gọi p là thể tích ly bia, không tính đá (lít)
Ta có: Thời gian gọi két bia mới là : t = (v / pn) x s (giây)
b) Công thức Xoy-tu-a: (chỉ áp dụng cho nhậu xoay tua)
Giả sử chất điểm xét đến trong hệ quy chiếu bàn nhậu là ly rượu.
- Gọi v là vận tốc trung bình xoay tua trên bàng nhậu (từ người này qua người kế bên)
- Gọi n là số tay nhậu
Ta có thời gian để xoay hết một vòng là: t = n x v (giây)
c) Một số công thức khác: các anh chị và các bạn tự xem sách giáo khoa và tự chứng minh
(tài liệu tham khảo: Giáo trình giản yếu Nhập môn Nhậu nhẹt - NXB Etylic)
2) Phương trình cân bằng tài chính: (các bạn và các anh chị xem hình và tự chứng minh)
Hướng dẫn: lương tháng lãnh được là khoảng thu, ta ghi bên nợ. Tiền chợ đưa vợ là khoảng chi ghi bên có (đây là khoảng chi cố định hay còn gọi là chi phí cố định). Tiền tiêu linh tinh + tiền nhậu cũng ghi bên có nhưng đây là các chi phí hay thay đổi tùy thời điểm và thời giá, nên gọi là chi phí lưu động. Nếu cuối tháng tổng bên nợ > hoặc = tổng bên có ---> tốt, ta có lãi ròng hay doanh thu sau cùng. Ngược lại, nếu tổng bên có > tổng bên nợ: mất cân bằng tài chính ---> xấu, ta vừa bị lỗ vốn vừa bị vợ chì chiết tới hết tháng sau, ảnh hưởng cán cân tài chính của tháng kế tiếp. Nếu tình hình này kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng thâm thủng ngân sách trầm trọng, hay xấu nhất là khủng hoảng tài chính thiếu.
IV - Các chu trình liên quan: chỉ giới thiệu 2 chu trình phổ biến
1) Chu trình HEXA-Etanol:
Giải thích: Dưới tác động của ngoại cảnh, tâm sinh lý chủ quan và khách quan, hay bi bạn bè rũ rê
Nhậu nhẹt rồi say xĩn, say xĩn rồi quậy phá, làm bậy, khi tĩnh rượu thì suy nghĩ lại thấy mình sai nên hối hận, hối hận ăn năn chán chê rồi mà không làm được gì thì bắt đầu chán nãn, tâm trạng chán nãn dưới tác động của ngoại cảnh, bạn bè rũ rê nên tiếp tục nhậu nhẹt, nhậu xong lại xĩn, xĩn thì quậy phá, phá đã rồi tĩnh, tĩnh rồi hối hận, rồi buồn, rồi đi nhậu tiếp ... vân vân ...và ....vân vân. Cuộc đời là một vòng xoay không ngừng.
2) Chu trình HuThaNhiThaHuaThaNhi^^ (hứa thật nhiều thất hứa thật nhiều):
Giải thích: Nhậu nhẹt say xĩn gây ra lỗi lầm hoặc về tới nhà bị ba má la, chòm xóm nói xấu, bạn bè
chê cười, con cái sợ, vợ chì chiết nên quyết định thề bỏ nhậu, được vài bữa, có độ nhậu lại đi nhậu
tiếp, lại tiếp tục gây ra lỗi lầm hoặc về tới nhà bị ba má la, chòm xóm nói xấu, bạn bè chê cười,
con cái sợ, vợ chì chiết, lại thề bỏ nhậu, vài bữa có độ lại đi nhậu, rồi thề bỏ nhậu, rồi nhậu, lại thề
bỏ nhậu, lại nhậu, tiếp tục thề thốt .... và riết rồi không ai tin.
(sưu tầm)
1) Định nghĩa: Nhậu nhẹt là một sự việc, hành động được thực hiện bằng cách cho các dung dịch..
..có chứa cồn như rượu, bia ,... vào bao tử sau đó cho tiếp thêm một ít thức ăn (gọi là mồi) có thể ít ..hoặc nhiều hoặc không có .
Phân loại: hiện nay người ta đã tìm ra được 4 loại người:
- Người không biết nhậu.
- Người biết nhậu
- Người biết nhậu mà không thèm hoặc không dám nhậu (vì lý do nào đó ( )
- Người không biết nhậu mà bày đặt bon chen nhậu.
2) Các định lý:
- Có hai cách nhậu phổ biến hiện nay là nhậu xoay tua và cụng ly.
- Nhậu nhẹt có điều kiện cần là rượu hoặc bia. Điều kiện đủ là mồi.
- Có thể nhậu một mình hoặc nhiều người. Người nhậu chung được gọi là bạn nhậu hay chiến hữu.
3) Định luật:
a.Định luật 1 Nhậu nhẹt: Khi một ly rượu hay bia tác động vào một ly rượu hay bia khác sẽ sinh ra va chạm, một ly có thể tác động vào một hay nhiều ly và ngược lại. Sự va chạm này sẽ được
cộng hưởng bằng sóng âm cao tầng : "1...2...3... Dzô".
b.Định luật 2 Nhậu nhẹt: Trong một bàn nhậu rượu bia và mồi không tự sinh ra cũng không tự mất đi mà chui dần dần vào bao tử người này hoặc người khác, có thể được ói trở lại ngay tại
bàn nhậu hoặc trong toi-lét.
4) Hệ quả:
- Nhậu thì sẽ bị xĩn.
- Xĩn quá thì có thể gây ra nhiều hệ quả "không đáng kể" khác.
5) Chứng minh: Từ trên ta có, từ đó suy ra, ta dễ dàng thấy và chứng minh được nên không cần
chứng minh ---> kết thúc chứng minh.
II - Hiện trạng, tính pháp lý và nguyên nhân:
1) Hiện trạng: Nhậu nhẹt là một hiện tượng mang tính phổ biến (ta có thể thấy hầu khắp nơi) và..
...mang tính tổ chức cao (thể hiện rõ trong một bàn nhậu, mỗi cá nhân đều là một mắc-xích quan trọng).Khi một người "giữa đường gãy gánh" sẽ ảnh hưởng rất rõ đến lượng mồi và lượng bia rượu của những người khác.
2) Tính pháp lý: nhậu nhẹt là một sự việc, một hiện tượng, một hành động không vi phạm pháp luật nên anh em, pà kon cô bác cứ vô tư (sau một thời gian nghiên cứu tìm hiểu qua các bộ luật: hình sự, dân sự, tố tụng hình sự, ..... nghĩa vụ quân sự, không tìm thấy chi tiết nào đáng kể về việc cấm nhậu dưới mọi hình thức).
3) Nguyên nhân: vui nhậu, buồn nhậu, chán cũng nhậu, nói chung lúc nào thích nhậu thì nhậu, nên nguyên nhân là không thể xác định chính xác được.
III - Phương trình toán lý và phương trình cân bằng tài chính:
1) Phương trình toán lý:
a) Công thức BIA:
- Gọi v là tổng lượng bia có trên bàn nhậu (lít)
- Gọi s là khoảng cách thời gian giữa 2 lần cụng ly (giây)
- Gọi n là tỷ lệ % trung bình khi uống (100% là dzô 100 phần 100)
- Gọi p là thể tích ly bia, không tính đá (lít)
Ta có: Thời gian gọi két bia mới là : t = (v / pn) x s (giây)
b) Công thức Xoy-tu-a: (chỉ áp dụng cho nhậu xoay tua)
Giả sử chất điểm xét đến trong hệ quy chiếu bàn nhậu là ly rượu.
- Gọi v là vận tốc trung bình xoay tua trên bàng nhậu (từ người này qua người kế bên)
- Gọi n là số tay nhậu
Ta có thời gian để xoay hết một vòng là: t = n x v (giây)
c) Một số công thức khác: các anh chị và các bạn tự xem sách giáo khoa và tự chứng minh
(tài liệu tham khảo: Giáo trình giản yếu Nhập môn Nhậu nhẹt - NXB Etylic)
2) Phương trình cân bằng tài chính: (các bạn và các anh chị xem hình và tự chứng minh)
Hướng dẫn: lương tháng lãnh được là khoảng thu, ta ghi bên nợ. Tiền chợ đưa vợ là khoảng chi ghi bên có (đây là khoảng chi cố định hay còn gọi là chi phí cố định). Tiền tiêu linh tinh + tiền nhậu cũng ghi bên có nhưng đây là các chi phí hay thay đổi tùy thời điểm và thời giá, nên gọi là chi phí lưu động. Nếu cuối tháng tổng bên nợ > hoặc = tổng bên có ---> tốt, ta có lãi ròng hay doanh thu sau cùng. Ngược lại, nếu tổng bên có > tổng bên nợ: mất cân bằng tài chính ---> xấu, ta vừa bị lỗ vốn vừa bị vợ chì chiết tới hết tháng sau, ảnh hưởng cán cân tài chính của tháng kế tiếp. Nếu tình hình này kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng thâm thủng ngân sách trầm trọng, hay xấu nhất là khủng hoảng tài chính thiếu.
IV - Các chu trình liên quan: chỉ giới thiệu 2 chu trình phổ biến
1) Chu trình HEXA-Etanol:
Giải thích: Dưới tác động của ngoại cảnh, tâm sinh lý chủ quan và khách quan, hay bi bạn bè rũ rê
Nhậu nhẹt rồi say xĩn, say xĩn rồi quậy phá, làm bậy, khi tĩnh rượu thì suy nghĩ lại thấy mình sai nên hối hận, hối hận ăn năn chán chê rồi mà không làm được gì thì bắt đầu chán nãn, tâm trạng chán nãn dưới tác động của ngoại cảnh, bạn bè rũ rê nên tiếp tục nhậu nhẹt, nhậu xong lại xĩn, xĩn thì quậy phá, phá đã rồi tĩnh, tĩnh rồi hối hận, rồi buồn, rồi đi nhậu tiếp ... vân vân ...và ....vân vân. Cuộc đời là một vòng xoay không ngừng.
2) Chu trình HuThaNhiThaHuaThaNhi^^ (hứa thật nhiều thất hứa thật nhiều):
Giải thích: Nhậu nhẹt say xĩn gây ra lỗi lầm hoặc về tới nhà bị ba má la, chòm xóm nói xấu, bạn bè
chê cười, con cái sợ, vợ chì chiết nên quyết định thề bỏ nhậu, được vài bữa, có độ nhậu lại đi nhậu
tiếp, lại tiếp tục gây ra lỗi lầm hoặc về tới nhà bị ba má la, chòm xóm nói xấu, bạn bè chê cười,
con cái sợ, vợ chì chiết, lại thề bỏ nhậu, vài bữa có độ lại đi nhậu, rồi thề bỏ nhậu, rồi nhậu, lại thề
bỏ nhậu, lại nhậu, tiếp tục thề thốt .... và riết rồi không ai tin.
(sưu tầm)